Tác giả Lệ Hữu Trác
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Y Học
Năm xuất bản năm 2016
Trong lịch sử y học dân tộc cổ truyền của nước Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông chiếm một vị trí khá quan trọng, thật sự là một Danh y của đất nước ta. Tên thật là Lê Hữu Trác, sinh ngày 12 tháng 11 năm Canh Tý. Nguyên quán ở thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng (nay là xã Liêu Xá, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng), mất ngày rằm tháng giêng năm Tân Hợi (1791) ở quê mẹ, xứ Bầu Thượng, xã Tỉnh Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay là Nghệ Tĩnh) thọ 71 tuổi.
Hải Thượng Lãn Ông xứng đáng là Danh y Việt Nam vì ông đã hết lòng vì sự nghiệp y học nước nhà. Ông đã biết thừa kế học thuật của những bậc danh y đời trước và nêu cao tinh thần độc lập sáng tạo, tiếp thu học thuật nước ngoài có phê phán, có phát triển. Ong luôn luôn độc lập suy nghĩ, vận dụng linh hoạt vào thực tế lăm sàng, đúc rút kinh nghiệm làm sáng tỏ nhiều điều ngờ vực, bổ xung những chỗ người xưa chưa nói tới. Ông đã coi nghề y là một nghề cao quý, coi việc bảo vệ sinh mệnh con người là nhiệm vụ hàng đầu; ông rất thận trọng trong khi khám bệnh chữa bệnh. sách hải thượng y tông tâm lĩnh được tái bản nguyên bộ do nhà xuất bản y học phát hành
Nhận rõ trách nhiệm đối với tương lai y học nước nhà, đối với việc bảo vệ sức khỏe nhân dân, từ năm 1760 Lãn Ông mở lớp huấn luyện y học. Ông trao đổi kinh nghiệm phòng bệnh, chữa bệnh với bạn đong nghiệp, tập hợp kinh nghiệm dân gìani ông tim hiểu quan hệ giữa khí hậu, thời tiết với bệnh tật ở nước ta. Ông ghi chép bệnh án để rút kinh nghiệm những bệnh chữa khỏi và những bệnh chữa không khỏi. Qua gần ba mươi năm, ông tổng kết tinh hoa của Trung y và y học dân tộc cổ truyền, biên soạn bộ "Hải Thượng y tông tăm lĩnh" gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện chứng luận trị về nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa, sản khoa, nhi khoa, đậu sởi, nhãn khoa, thương khoa, cấp cứu, v.v... đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh. Bộ "Y tông tâm lĩnh" của ông được đánh giá cao trong nước và ngoài nước. Bộ sách này đánh dấu một bước tiến mới của sự nghiệp y học cổ truyền Việt Nam, góp phần xây dựng, phát triển nền y học đất nước ta.
sách hải thượng y tông tâm lĩnh
sách hải thượng y tông tâm lĩnh - Hải thượng lãn ông Lê Hữu Trác
Tập đầu tựa đề năm 1770 gồm mục lục bộ sách, tập thơ Y lý thâu nhàn, ngâm vịnh ngẫu hứng trong khi làm nghề y, một thiên y huấn cách ngôn nói về đạo đức của người thầy thuốc và một thiên y nghiệp thần chương khái quát nội dung của bộ sách hải thượng y tông tâm lĩnh.
- Quyên 1: Nội kinh yếu chỉ, trích những điểm thiết yếu của kinh điển đông y.
- Quyển 2: Y gia quan niệm phân tích và tổng hợp lý luận cơ bản về âm dương, ngủ hành, tạng phủ, kinh lạc, khí huyết, chẩn đoán, mạch học, bệnh lý, trị pháp.
- Quyên 3, 4, 5: Y hải cầu nguyên nêu lên những quy luật chung về sinh lý và nguyên tắc trị liệu
- Quyển 6: Huyền tẫn phát vi nói về tiền thiên thủy hỏa - "Mệnh môn", cơ năng sinh lý, và bệnh lý của chân thủy; chân hỏa, cùng phép chữa.
- Quyển 7: Khôn hóa thái chân bàn về hậu thiên tỳ vị, cơ năng tiêu hóa và tác dụng của khí huyết, bệnh lý và phép chữa.
- Quyển 8: Đạo lưu dư vận biện luận và bổ xung những điểm y lý chưa rõ hay còn thiếu ở các sách xưa.
- Quyển 10 và 11: Dược phẩm vậng yếu nói về dược tính 150 vị thuốc Bắc, Nam phân loại theo ngủ hành.
- Quyển 12 và 13: Lĩnh Nam bản thảo; quyển thượng chép 496 vị thuốc nam thừa kế của Tuệ Tĩnh, quyển hạ chép 305 vị bổ sung về công dụng hoặc mới phát hiện thêm.
- Quyển 14: Ngoại cảm thống trị nói về đặc tính bệnh ngoại cảm ở nước ta và các phương thuốc sáng chế đê điều trị theo các thể bệnh.
- Quyển 15 đến 24: Bách bệnh cơ yếu; bệnh học nội khoa 10 quyển, mới SƯU tầm và khăc in 2 quyển Bính Đinh, còn thiếu 8 quyển: Giáp, At, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
- Quyển 25: Y trung quan kiện tóm tắt phương pháp điều trị các bệnh.
- Quyển 26, 27: Phụ đạo xán nhiên chuyên về phụ khoa.
- Quyển 28: Tọa thảo lương mô chuyên về sản khoa.
- Quyển 29 đến 33: Ấu ấu tu tri chuyên về nhi khoa.
- Quyển 34 đến 43: Mộng trung giác đậu chuyên về bệnh đậu mùa (10 quyển).
- Quyển 44: Ma chấn chuẩn thằng chuyên về bệnh sởi.
- Quyển 45: Tâm đắc thần phương gồm 70 phương thuốc chọn lọc trong sách cẩm nang của Phùng Triệu Trương.
- Quyển 46: Hiệu phỏng tân phương chép 29phương thuốc hiệu nghiệm do Lãn ông sáng chế.
- Quyển 47, 48, 49: Bách gia trân tàng ghi trên 600 phương thuốc kinh nghiệm thu lượm trong nhân dân và thừa kế của ngoại tổ ông là Bùi Diễm Đăng.
- Quyển 50 đến 57: Hành giản trân nhu (8 quyển) chép trên 2000 phương thuốc chọn lọc trong các bản thảo đời trước, như Nam dược thần hiệu của Tuệ Tỉnh hay thu thập trong dân gian
>> vidal việt nam
- Quyển 53: Y phương hải hội gồm 200 cổ phương đông y.
- Quyển 59 - 60: Y dương án chép 17 bệnh án chữa khỏi, và Y âm án chép 12 bệnh án tử vong.
- Quyển 61: Truyền tân bố chỉ được gọi là Châu ngọc cách ngôn thâu tóm các điều cốt yếu nhất về quy tắc chẩn đoán, biện chứng, dùng thuốc trị bệnh.
- Vệ sinh yếu quyết: chuyên về dưỡng sinh, vệ sinh phòng bệnh (2 quyển).
- Bảo thai thần hiệu toàn thư giải âm (1 quyển).
- Nữ công thắng lãm nói về cách nấu nướng.
- Quyển Thượng kinh ký sự kể lại hành trình của Lãn Ông lên kinh đô chữa bệnh cho thế Tử Trịnh Cán năm 1782.
Bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh đã được dịch ra và xuất bản ở miền Bắc trước năm 1970 (trừ các tập Mộng trung giác đậu, Vận khí bí điển và Bảo thai thần hiệu chưa in). Nay Viện Y học dân tộc đã dành nhiều năm hiệu đính lại bản dịch lần trước, nâng cao chất lượng dịch thuật. Lần này Nhà xuất bản Y học chủ trương lần lượt xuất bản lại toàn bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh nhằm góp phần thực hiện chủ trương thừa kế y học dân tộc cổ truyền của Đảng và Nhà nước ta.
Giới thiệu về CÔNG TY TNHH SÁCH VÀ TBGD ONLYGOL......