Tác giả: Thi Nại Am
Số trang: 544
Khổ sách: 10 x 15 cm
Thuỷ hửđược người đời mệnh danh là bộ sách bất hủ trong kho tàng văn học cổ điển Trung Quốc, thuật lại các sự kiện, chiến tích anh hùng của 108 hảo hán Lương Sơn Bạc dưới sự lãnh đạo của Tống Giang, thời đại Bắc Tống. Họ đã “thay trời hành đạo”, cướp của nhà giàu giúp người nghèo, trừ bạo an dân, chống quan tham, chống áp bức và xây dựng được những nét đẹp riêng của cả một thế hệ anh hùng.
Cho mãi tới bây giờ, Thuỷ hử luôn có tác dụng cổ vũ, khích lệ và giáo dục đông đảo nhân dân lao động cũng như thanh thiếu đồng niên. Nhằm thỏa mãn đông đảo bạn đọc yêu thích xem truyện tranh, tác giả Trần Hữu Nùng đã dày công biên soạn 15 câu chuyện dựa trên 71 hồi của Thuỷ hử, bám sát vào nội dung cốt lõi của câu chuyện, vận dụng ngôn ngữ bình dị dễ hiểu, trên cơ sở giữ nguyên tinh hoa của nguyên tác để cho ra đời cuốn Tứ đại danh tác Trung Hoa - Thủy hử.
Phần tranh vẽ được chính những họa sĩ chuyên vẽ tranh liên hoàn thực hiện để thể hiện sinh động hình tượng nhân vật, có tính thẩm mỹ cao nhưng vẫn đảm bảo sự ly kỳ của tình tiết câu chuyện để hấp dẫn được bạn đọc.
Tóm tắt nội dung
Dù có nhiều dị bản nhưng nhìn chung, toàn bộ nội dung truyện Thuỷ hử bao gồm hai phần chính: giai đoạn hình thành, tập hợp 108 anh hùng Lương Sơn Bạc (trong 70 hồi đầu) và giai đoạn quy hàng, tan rã hoàn toàn của lực lượng này.
Giai đoạn hình thành
70 hồi đầu tác giả dành để diễn giải về quá trình tập hợp nghĩa quân Lương Sơn Bạc gồm 180 anh hùng thảo dã tại bến nước. Tuy nhiên, nhân vật đầu tiên được nhắc lại là gian thần Cao Cầu, không nằm trong các vị anh hùng Lương Sơn Bạc. Chính quá trình thăng tiến của Cao Cầu đã tố cáo cho sự thối nát của nhà Bắc Tống mà đỉnh điểm là thời Tống Huy Tông, một vua chơi bời, bỏ bê triều chính. Nói về Cao Cầu, từ một kẻ lông bông và luôn gặp may hết lần này tới lần khác đã trở thành Thái uý, sủng thần bên vua Tống Huy Tông. Các trung thần như Lâm Xung, Võ Tòng, Dương Chí Linh, Tống Giang, Hoa Vinh... đã lần lượt ra đi theo Lương Sơn Bạc bởi những âm mưu của Cao Cầu, Lương Trung Thư, Vương Tiễn... và đám quan gian tham, độc ác. Một nhóm anh hùng khác cũng gia nhập Lương Sơn Bạc là những người xuất thân nơi thôn dã, vô quyền nhưng bất bình với áp chế, bóc lột của quan lại địa phương như Lý Quỳ, Sử Tiến, Lưu Đường... thường ra tay nghĩa hiệp rồi trở thành tội nhân với triều đình.
Truyện cũng kể về những chuyến hành trình lên Lương Sơn, như Tống Giang phải trải qua nhiều lần vòng vo mới tới nơi, vì ông vốn mang tư tưởng trung hiếu với triều đình; Nhưng lại có những chuyến hành trình rất dễ dàng như Lý Quỳ vì ông coi việc làm phản khi bị hà hiếp là đương nhiên. Thủy Hử đã chứng minh được thực trạng trong xã hội phong kiến nhiều đời: "quan bức thì dân phản", vốn đã ăn sâu vào tâm lý của lao động nghèo, khốn khổ vì bóc lột, áp bức. Tính ly kỳ, hấp dẫn bắt đầu khi Vương Luân, thủ lĩnh đầu tiên của Lương Sơn Bạc là, lại bị Lâm Xung giết để đưa Tiều Cái lên rồi cái danh “người người khai sáng” Lương Sơn lại thuộc về Tiều Cái, người không thuộc vào số 108 vị anh hùng (36 vị thiên cang hay 72 vị địa sát) chỉ vì ông bị tử trận trước khi Lương Sơn kịp tập hợp đủ 108 người. Mỗi người trong 108 vị anh hùng đúng là “mỗi người một vẻ” vì mỗi người đều có tài biệt riêng như Quan Thắng, Lâm Xung, Hô Duyên Chước, Tần Minh, Đổng Bình... rất giỏi chinh chiến trên lưng ngựa, Lý Quỳ, Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm... lại giỏi đánh bộ, còn một đội ngũ các tướng chuyên đánh thủy quân như anh em Trương Hoành - Trương Thuận, 3 anh em họ Nguyễn và cả Lý Tuấn; các quân sư tài ba gồm có Ngô Dụng, Chu Vũ và những người có khả năng di chuyển nhanh hoặc giỏi đột nhập như Đới Tung, Thời Thiên... Đặc biệt, trong các anh hùng Lương Sơn còn có 3 phụ nữ là Cố Đại Tẩu, Hỗ Tam Nương và Tôn Nhị Nương.
Giai đoạn quy hàng và tan rã
Sau khi tề tựu đủ đầy, các anh hùng bắt đầu có nhiều trận thắng vang dội ở mọi trận chiến với quân Triều đình nhà Tống phát quân đánh dẹp. Kể cả Thái úy Cao Cầu cũng bị bắt sống khi đích thân cầm quân đi dẹp nhưng chính thủ lĩnh Tống Giang đã sai thả Cao Cầu và xin được về quy thuận triều đình chỉ vì nặng tư tưởng trung quân ái quốc. Tống Giang vẫn cương quyết dẫn các thủ hạ về quy hàng triều đình dù bị nhiều ý kiến phản đối từ Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm và Lý Quỳ. Quy hàng triều đình, quân Lương Sơn được cử đi chống quân nhà Liêu xâm lượt và giành được nhiều chiến thắng liên tiếp nhiều trận cho đến khi sắp đánh tới thủ phủ nước Liêu thì vua Huy Tông theo lời các gian thần, chấp thuận cho nước Liêu giảng hòa và hạ lệnh Tống Giang rút quân. Tiếp đó, quân Lương Sơn còn giúp triều đình dẹp loạn các cuộc khởi nghĩa quy mô lớn khác của Điền Hổ, Vương Khánh toàn thắng với đội ngũ thiện chiến, tài năng. Mọi chuyện chỉ thay đổi khi đánh với quân khởi nghĩa của Phương Lạp, quân Lương Sơn bị tổn thất nặng và bắt đầu bị nhà Tống tìm cách trừ khi hòa bình được lặp lại.
Kết quả
Quân số của quân Lương Sơn bị suy giảm trong cuộc đụng độ với quân Phương Lạp để cho Võ Tòng có thể bắt sống được Phương. 76 người bị tử trận hoặc không trở về triều trong tổng số 103 người tham dự cuộc chiến còn 5 người không tham dự cuộc chiến vì được lệnh ở lại hoặc bị gọi về.
Thông tin tác giả
Thi Nại Am, theo sử liệu, sinh năm 1296, mất năm 1370 tức là ông sống trong khoảng thời gian cuối đời Nguyên, đầu đời Minh trong lịch sử Trung Quốc ở huyện Ngô, tỉnh Giang Tô sau dời đến Hưng Hóa. Thi Nại Am đỗ tiến sĩ năm 1330 dưới đời nhà Nguyên, rồi ông làm quan 2 năm ở Tiền Đường (nay thuộc tỉnh Hàng Châu, Trung Quốc). Sau vì bất mãn với triều đình nhà Nguyên nên ông từ quan về ở ẩn, chuyên tâm sáng tác văn học. Ông nổi tiếng nhất với tác phẩm Thủy Hử, sáng tác dựa trên các câu chuyện truyền miệng trong dân gian đời Tống, Nguyên.
Giới thiệu về CÔNG TY TNHH SÁCH VÀ TBGD ONLYGOL......