Tác giả: Ngô Thừa Ân
Số trang: 544
Khổ sách: 10 x 15 cm
Tây du ký là tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc nổi tiếng, kể lại lộ trình giang khổ của Đường Tăng cùng các đồ đệ Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh đi Tây Phương bái Phật, thỉnh kinh. Họ phải trải qua 9 nhân 9, 81 kiếp nạn, chiến thắng mọi yêu ma ngăn cản và cuối cùng đã đặt chân lên Đất Phật và thỉnh được chân kinh. Bộ sách đặc biệt ca ngợi hình tượng nhân vật Tôn Ngộ Không tài phép, dũng cảm, mưu trí, luôn xông pha tranh đấu. Bao thế kỷ qua, Tây du ký luôn có tác dụng cổ vũ, khích lệ và giáo dục đông đảo nhân dân lao động cũng như thanh thiếu đồng niên. Nhằm thỏa mãn đông đảo bạn đọc yêu thích xem truyện tranh, tác giả Trần Hữu Nùng đã dày công biên soạn 15 câu chuyện bám sát vào nội dung cốt lõi của câu chuyện, vận dụng ngôn ngữ bình dị dễ hiểu, trên cơ sở giữ nguyên tinh hoa của nguyên tác để cho ra đời cuốn Tứ đại danh tác Trung Hoa - Tây du ký. Phần tranh vẽ được chính những họa sĩ chuyên vẽ tranh liên hoàn thực hiện để thể hiện sinh động hình tượng nhân vật, có tính thẩm mỹ cao nhưng vẫn đảm bảo sự ly kỳ của tình tiết câu chuyện để hấp dẫn được bạn đọc.
Tóm tắt nội dung
Truyện xoay quanh 4 thầy trò Đường Tăng gồm Trần Huyền Trang, Tôn Ngộ Không, Trư Ngộ Năng và Sa Ngộ Tĩnh. Mở đầu thiên chuyện, Ngô Thừa Ân kể về 1 nhân vật nổi bật là Tôn Ngộ Không. Một con khỉ được trời đất sinh ra trong từ một hòn đá ở biển Đông, xưng vương ở Hoa Quả Sơn, tầm sư học đạo, đại náo thiên cung, sau đó bị Phật Tổ Như Lai đè trong núi Ngũ Hành 500 năm. Còn Huyền Trang là một đứa trẻ bị bỏ trôi song, được 1 vị sư thu nhận, do có căn tu, Huyền Trang sớm trở thành một vị tu sĩ đạo mạo, thuyết pháp nhiều nơi sau được Đức Quán Thế Âm Bồ Tát giao cho sứ mệnh bái Phật Cầu Kinh và sau ly rượu kết huynh đệ với hoàng đế nhà Đường, Huyền Trang lên ngựa và Tây Phưng thẳng tiến với lời hẹn 3 năm sau trở về.
Theo lời truyền của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát Trần Huyền Trang sẽ thu nhận được 3 đồ đệ là một người hình khỉ đá tên Tôn Ngộ Không, một người nửa người nửa lợn tên Trư Ngộ Năng và một thủy quái tên Sa Ngộ Tĩnh - họ đều đồng ý giúp ông thỉnh kinh để chuộc nghiệp. Con ngựa Huyền Trang cưỡi cũng là một hoàng tử của Long Vương (Bạch Long Mã). Phần tiếp của câu chuyện kể về 81 kiếp nạn mà thầy trò Đường Tam Tạng phải đối đầu. Nhờ vào mưu trí và các mối quan hệ tốt của Tôn Ngộ Không, cả 3 đồ đệ đều thành công giải cứu sư phụ thoát khỏi vòng yêu ma và đến được cửa Phật để thỉnh Kinh. Điều lạ lung là họ phải hối lộ bình bát bằng vàng do Vua Đường tăng Huyền Trang lúc chia tay cho Ca Diếp để nhận được Kinh thật. Dù là hữu tình hay vô ý, đây vẫn là tình tiết khá lạ và khiến cho người đọc có nhiều suy ngẫm.
Thông tin tác giả
Ngô Thừa Ân, tự Nhữ Trung, hiệu Xạ Dương sơn nhân, là một nhà văn, nhà thơ Trung Quốc, sống trong thời nhà Minh. Ông sinh tại Hoài An, tỉnh Giang Tô, gia đình làm nghề buôn bán bán chỉ và đồ thêu, nhưng lại có sở thích trữ sách. Ông học tại Nam Kinh Thái học (Đại học Nam Kinh cổ) trong hơn 10 năm. Tương truyền từ nhỏ, Ngô Thừa Ân đã say mê những truyện thần tiên và bị cha cấm nhưng ông vẫn trốn mang sách thể loại đó ra chợ ngồi đọc. Lớn lên, ông tỏ ra là người có tính tình khảng khái và nổi tiếng văn hay chữ tốt và rất thích hài kịch. Ông từng viết nhiều tạp kĩ lừng danh. Đa tài nhưng lại lận đận thi cử, Ngô Thừa Ân thi nhiều lần, nhưng không đỗ cho mãi tới năm khoảng 43 tuổi, ông mới vinh quy bái tổ.
Năm 51 tuổi, vì cảnh nhà quẫn bách, ông đến Nam Kinh tìm việc nhưng cô thế không có nơi nương tựa nên không toại nguyện. Sau mãi đến năm 67 tuổi, ông đến Bắc Kinh để được tuyển dụng làm quan, ông nhận một chức quan nhỏ tại huyện Trường Hưng nhưng cũng từ chức vì không chịu được cảnh luồn cúi. Ngô Thừa Ân còn được tiến cử vào giữ chức kỉ thiện trong Kinh Vương phủ, chuyên coi việc lễ nhạc và văn thơ, nhưng được 3 năm thì bất đắc chí từ quan về nhà. Lúc đó Ngô Thừa Ân đã 70 tuổi. Từ đây, Ngô Thừa Ân sống bằng nghề viết văn, thơ, được hơn 10 năm thì mất.
Giới thiệu về CÔNG TY TNHH SÁCH VÀ TBGD ONLYGOL......