Tác giả: Tào Tuyết Cần
Số trang: 544
Khổ sách: 10 x 15 cm
Hồng lâu mộng chủ yếu xoay quanh tình yêu và bi kịch hôn nhân của ba nhân vật Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa, lấy phủ họ Giả làm bối cảnh trung tâm, miêu tả quá trình thịnh suy của bốn đại gia tộc họ Giả, họ Vương, họ Sử, họ Tiết mang tính điển hình cho thời đại bấy giờ. Tác giả đã thành công trong việc xây dựng hình ảnh nhân vật, các tình huống truyện để vạch trần sự đen tối và tội ác của xã hội phong kiến, phê phán mạnh mẽ giai cấp phong kiến thối nát và chế độ phong kiến sắp tan rã. Nhằm thỏa mãn đông đảo bạn đọc yêu thích xem truyện tranh, tác giả Trần Hữu Nùng đã dày công biên soạn 15 câu chuyện bám sát vào nội dung cốt lõi của câu chuyện, vận dụng ngôn ngữ bình dị dễ hiểu, trên cơ sở giữ nguyên tinh hoa của nguyên tác để cho ra đời cuốn Tứ đại danh tác Trung Hoa - Hồng lâu mộng. Phần tranh vẽ được chính những họa sĩ chuyên vẽ tranh liên hoàn thực hiện để thể hiện sinh động hình tượng nhân vật, có tính thẩm mỹ cao nhưng vẫn đảm bảo sự ly kỳ của tình tiết câu chuyện để hấp dẫn được bạn đọc.
Tóm tắt nội dung
Thiên truyện xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con cô con cậu Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, đồng thời vẽ lại muôn mặt cuộc sống của một đại gia đình quý tộc đời Minh từ lúc cực thịnh cho đến lúc tàn lụi trong vòng 8 năm. Huyền thoại “Nữ Oa luyện đá ngũ sắc vá trời”, được sử dụng để mở đầu câu chuyện, Nữ Oa luyện được năm vạn lẻ một viên, viên linh thạch lẻ đó được đưa về trời chăm sóc cây tiên Giáng Châu. Đá thiêng hóa thành Giả Bảo Ngọc. Cây thiêng hóa thành Lâm Đại Ngọc. Giả Bảo Ngọc thuộc gia đình họ Giả vốn có nhiều công lao với triều đình.
Vì con gái của Giả Chính là Nguyên Xuân được vua phong là Nguyên phi nên để mỗi lần về tỉnh thân, phủ Vinh quốc cho xây dựng vườn Đại quan cực kì tráng lệ huy hoàng. Khu vườn Đại quan này chỉ dành cho 12 cô tiểu thư xinh đẹp của hai phủ Vinh và phủ Ninh lui tới vui chơi. Giả Bảo Ngọc là cậu ấm duy nhất được lui tới và tìm được người tâm đầu ý hợp là Lâm Đại Ngọc. Nhưng mọi người trong gia đình không muốn cuộc hôn nhân này diễn ra. Lâm Đại Ngọc là người con gái dung mạo tuyệt sắc, là một tâm hồn thi phú đích thực nhưng vô cùng nhạy cảm và mảnh mai, lại cám cảnh ăn nhờ ở đậu nên tính tình càng thêm sầu bi, cô độc. Cho nên nàng thương hoa, khóc hoa, chôn hoa, tâm hồn nàng như một sợi tơ đàn mảnh mai, bất kể một giọt mưa thu hay tơ liễu bay đều âm vang một điều bi thương đứt ruột. Nàng cho rằng Bảo Ngọc không cần thi cử, làm quan; lánh xa công danh phú quý. Trong khi đó, Bảo Thoa, người con gái đài các, sắc sảo, đức hạnh theo đúng khuôn phép chuẩn mực phong kiến lại luôn khuyến khích Bảo Ngọc học hành đỗ đạt để lọt vào tầm ngắm của các bậc huynh trưởng trong dòng họ. Lúc đầu, Bảo Ngọc còn phân vân trước tình yêu của Bảo Thoa, "gần cô chị thì quên khuấy cô em"; song dần dần, nhận thấy Bảo Thoa chỉ mong ngóng cái danh "lập thân", nên Bảo Ngọc đã dành trái tim mình cho Đại Ngọc, mong muốn lấy nàng làm vợ. Gia đình họ Giả coi đó là một tai họa.
Trong lúc thế lực của hai phủ họ Giả bị lung lay do mắc tội với triều đình, cả hai phủ đều bị phân li, kẻ chết người đi đày, trong một cố gắng cuối cùng nhằm cứu vãn gia tộc, Phượng Thư (chị dâu của Bảo Ngọc) đã đặt kế tráo hôn. Khi mở khăn che mặt cô dâu thấy không phải Đại Ngọc, Bảo Ngọc bỏ đi, về sau hóa thành đá. Lâm Đại Ngọc nghe tiếng pháo đám cưới của Bảo Ngọc, uất ức phát bệnh, ho ra máu mà chết. Kết thúc câu truyện là một khúc nhạc ai oán cho cuộc sống vương giả như mây tan bèo dạt, như một "giấc mộng trong chiếc lầu hồng" như một sự chiêm nghiệm về lẽ đời của họ Tào. Cũng có một kết thúc khác là Bảo Ngọc chấp nhận sống với Bảo Thoa, sinh được con trai nối dõi, chăm chỉ học hành thi đỗ cử nhân rồi xuất gia nhưng cái kết này không được độc giả yêu thích, cũng có thuyết cho là của người sau thêm vào.
Thông tin tác giả
Tào Tuyết Cần tên là Triêm, tên tự là Mộng Nguyễn, Cần Phố, hiệu là Tuyết Cần, Cần Khê, người Thẩm Dương, vốn dòng dõi người Hán, sau nhập tịch Mãn Châu. Ông sống trong triều đại phong kiến nhà Thanh, Trung Quốc, trong một gia đình đại quý tộc, cuộc sống trong phủ vô cùng xa hoa vương giả. Nhưng đến đời của Tào Tuyết Cần, tất cả sự giầu sang quyền quý huy hoàng của gia đình đã trở thành quá khứ. Gia đình gặp đại họa, cha mắc tội, bị cách chức, hạ ngục, tịch biên tài sản. Ông đã phải sống trong những ngày cay đắng nhất của đời mình với nghèo khổ, đi khắp nơi để mưu sinh. 10 năm cuối đời ông đã dồn toàn bộ trí lực để tạo nên kiệt tác Hồng Lâu Mộng được chỉnh sửa 5 lần trong cảnh cùng khốn, ốm đau không tiền mua thuốc, con chết. Khi ông còn sống tác phẩm đã không hoàn thành và không được công bố. Sau khi qua đời hai mươi tám năm sau, Cao Ngạc đã dựa vào di thảo của ông để hoàn thành nốt bằng việc viết tiếp 40 hồi. Cao Ngạc cũng đổi tên "Thạch đầu kí" thành Hồng lâu mộng để phù hợp với nội dung tác phẩm.
Giới thiệu về CÔNG TY TNHH SÁCH VÀ TBGD ONLYGOL......