Tác giả: Lê Thu Hương (CB)
Số trang: 124
Khổ sách: 19 x 27 cm
1. Lập kế hoạch giáo dục dinh dưỡng - sức khoẻ
Mục đích: Giúp Giáo viên có kế hoạch cụ thể để chủ động và sáng tạo trong khi tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ.
Cách tiến hành:
• Lập kế hoạch giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho cả năm học
+Theo chủ đề: Căn cứ vào nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe trong chương trình để xây dựng nội dung chi tiết cho cả năm học. Lựa chọn nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe phù hợp với chủ đề.
+Theo kế hoạch năm học: Các nội dung không phù hợp chủ đề đưa vào kế hoạch giáo dục theo từng giai đoạn của năm học
• Lập kế hoạch giáo dục dinh dưỡng sức khỏe theo từng chủ đề
+Theo các nội dung đã đưa ra từ đầu năm học theo chủ đề và theo giai đoạn
+ Các nội dung khác đã thể hiện ở các chủ đề trước cần ôn luyện tiếp có thể lặp lại ở các chủ đề sau.
• Xây dựng kế hoạch bài soạn
+Tích hợp vào hoạt động của các lĩnh vực phát triển và vào các hoạt động.
+ Các nội dung còn lại có thể đưa vào giáo dục theo các thời điểm trong ngày.
2. Theo các thời điểm trong ngày
Mục đích: Tập cho trẻ một số thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày.
Cách làm:
• Trong bữa ăn: Giáo viên có thể tận dụng các tình huống trong bữa ăn để dạy trẻ biết mời cô, mời bạn trước khi ăn, cách sử dụng dụng cụ ăn uống, nhận biết loại thực phẩm trong món ăn....
• Giờ ngủ: Giáo viên có thể nói như thầm thì với trẻ những việc làm cần thiết trước khi ngủ “Súc miệng/ đánh răng để không bị sâu răng”, “Tắt bớt đèn, kéo rèm cửa để ánh sáng trong buồng ngủ dịu mát”.
3. Tích hợp giáo dục dinh dưỡng sức khỏe vào hoạt động học có chủ định
Mục đích: Đây là biện pháp nhằm hướng đến hình thành những thuộc tính tâm lí và năng lực chung của trẻ, nhằm phát triển toàn diện nhân cách ban đầu ở trẻ.
Cách làm:
• Lựa chọn nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe phù hợp với chủ đề, phù hợp với nội dung của HĐ học có chủ định của lĩnh vực phát triển.
• Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe vào hoạt động một cách khéo léo. Tránh đưa quá nhiều nội dung vào cùng một hoạt động. Tổ chức phối hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm, cả lớp.
• Giáo viên phải xây dựng một hệ thống câu hỏi gồm nhiều cấp độ khác nhau phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, nhóm trẻ. Tạo điều kiện cho nhiều trẻ được tham gia trả lời các câu hỏi.
4. Trò chơi học tập
Mục đích: Nhằm kích thích, thu hút, lôi cuốn trẻ tham gia giải quyết những nhiệm vụ học tập như khám phá mối liên kết giữa hành vi và sức khoẻ, củng cố sự hiểu biết của trẻ về dinh dưỡng sức khỏe
Cách tiến hành:
• Khi sử dụng biện pháp này giáo viên cần lựa chọn trò chơi học tập gắn với nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe thích hợp với chủ đề.
• Khi tổ chức cho trẻ chơi cần chú ý giúp trẻ hình thành và điều chỉnh các mối quan hệ thực. GV cần tạo ra tình huống trong các trò chơi để gợi lên ở trẻ thái độ, hành vi tích cực trong việc chăm lo cho sức khoẻ và an toàn của bản thân và những người xung quanh. GV cần giao nhiệm vụ chơi và giải thích luật chơi cho trẻ.
Giới thiệu về CÔNG TY TNHH SÁCH VÀ TBGD ONLYGOL......