Tác giả: Nguyễn Khắc Thuần
Số trang: 424
Khổ sách: 14.3 x 20.3 cm
Đây là một công trình về Văn hoá Việt Nam giai đoạn thế kỉ XIX, một giai đoạn có nhiều biến động trong lịch sử nước nhà. Cuốn sách là tài liệu tham khảo quan trọng đối với sinh viên các ngành khoa học xã hội, các giảng viên, giáo viên các trường đại học, các trường phổ thông và những người quan tâm, yêu mến lịch sử và văn hoá nước nhà.
Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân – Anh hùng Lao động Trần Văn Giàu là người đã ưu ái viết lời đề tựa cho bộ sách này. Trong đó có đoạn: “Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam là bộ sách chứa đựng một khối lượng tài liệu rất phong phú và được tác giả thực hiện các bước xử lí về tư liệu học rất thận trọng, do vậy, những khái quát khoa học trong bộ sách này đều giàu sức thuyết phục. Đúng như tên gọi chung của cả bộ, đây là một phác thảo về cấu trúc và đặc trưng của tiến trình văn hóa Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, một đóng góp rất đáng ghi nhận đối với ngành văn hóa học non trẻ của nước nhà”.
TẬP 1 : Từ những thành tố nội sinh đến những nền văn minh đặc sắc. Giới thiệu sự hình thành, phát triển và những đặc trưng nổi bật của các thành tố nội sinh trong văn hóa Việt Nam và quá trình xác lập và sức sống kỳ diệu của các nền văn minh được coi là lớn nhất ở nước ta.
Tập 2: Phật giáo và Đạo giáo trong văn hóa Việt Nam. xin được hân hạnh giới thiệu cùng bạn đọc đôi điều về Phật giáo và Đạo giáo. Hẳn là ai cũng đều biết rằng, quê hương của Phật giáo là Ấn Độ cổ đại và quê hương của Đạo giáo là Trung Quốc cổ đại. Nói khác hơn thì xét về nguồn gốc ban đầu, Phật giáo và Đạo giáo là hai trong số các thành tố ngoại lai. Nhưng trải mấy ngàn năm không ngừng truyền bá và hội nhập, hai tôn giáo lớn này đã trở thành hai bộ phận không thể tách rời của tâm linh quảng đại người Việt. Chừng như xưa nay đều thế cả, nếu cần kể đến những địa chỉ tôn nghiêm và thiêng liêng nhất, quên gì thì quên, người Việt Nam quyết không thể nào quên đền, miếu và chùa chiền.
Tuy nhiên, cái ta quen thuộc không phải bao giờ cũng đều là cái ta hiểu biết. Tác giả sách này từng đi khảo sát ở nhiều chùa chiền và đền miếu, từng đọc hàng trăm tờ thần tích và kinh sách, lại còn được sự chỉ vẽ ân cần và hào hiệp của nhiều bậc cao minh, rốt cột, tri thức thu được cũng chỉ mới sơ bộ tạm đủ để viết cuốn sách nhỏ này mà thôi.
Ở đây, cả Phật giáo lẫn Đạo giáo đều được nhìn từ ba chiều khác nhau. Một là sự xuất hiện và quá trình truyền bá vào nước ta. Hai là Phật giáo và Đạo giáo với ý nghĩa là những bộ phận cấu thành của văn hóa Việt Nam. Và, ba là bước đầu giới thiệu về độ thẩm thấu của vũ trụ quan, của nhân sinh quan, của những quy phạm về đạo đức và lễ nghi có nguồn gốc trực tiếp từ hai tôn giáo này đối với xã hội người Việt.
Tập 3: Nho giáo với quá trình tham gia vào đời sống văn hóa và tư tưởng ở Việt Nam. Trong tay bạn là tập thứ ba của bộ sách nhiều tập có tên gọi chung là ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM, trong số năm tập đầu tiên được giới thiệu. Đó là :
Như vậy, nói là đại cương, nhưng cho dẫu chưa đầy đủ, sách cũng đã gồm đến năm tập. Người xưa từng khen bậc đại danh Nho của Trung Quốc thời Tống là Tư Mã Quang (1017 - 1086) hai câu khác nhau. Câu thứ nhất là viết nhiều, bởi vì sinh thời, Tư Mã Quang từng viết đến trên 500 quyển sách! Câu thứ hai là đáng phục thay Tiềm hư, sách chỉ một quyển mà ý sâu sắc thì chừng như là của cả hàng trăm quyển gộp lại. Thế ra, viết nhiều đã khó, viết đến trên năm trăm quyển sách như Tư Mã Quang lại càng khó hơn. Nhưng, viết ngắn mà sâu sắc chẳng phải dễ, ngắn mà sâu sắc đến độ ngỡ như gộp ý của cả hàng trăm quyển sách lại, thì quả là đông tây kim cổ nào đã có mấy ai!
TẬP 4 : Những thành tựu huy hoàng của văn hóa dân gian của Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam giới thiệu với bạn đọc gần xa một số kết quả khảo cứu về văn hóa Việt Nam từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII. Ở đây văn hóa dân gian là một nội dung rất quan trọng nhưng không phải là nội dung duy nhất.
Cuốn sách này gồm 6 chương sau:
Chương thứ nhất: Ba trăm năm gió thổi can qua
Chương thứ hai: Quá trình chuyển hóa và biến thái của đời sống tư tưởng
Chương thứ ba: Trang mới của lịch sử văn học
Chương thứ tư: Sự phát triển của các loại hình nghệ thuật
Chương thứ năm: Các trung tâm và các nhà văn hóa tiêu biểu
TẬP 5 : Cuộc tiếp xúc Đông - Tây và một số vấn đề về văn hóa Việt Nam cận đại.
Cuốn sách này gồm 6 chương sau:
Chương 1: Bối cảnh lịch sử mới.
Chương 2: Đời sống tư tưởng
Chương 3: Văn học Việt Nam thế kỷ XIX
Chương 4: Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ XIX
Chương 5: Các trung tâm văn hóa lớn và các nhà văn hóa tiêu biểu
Chương 6: Tổng kết về văn hóa Việt Nam thế kỷ XIX
Giới thiệu về CÔNG TY TNHH SÁCH VÀ TBGD ONLYGOL......