Âm thang vang trong , độ bền cao.
Trong âm nhạc cổ của Việt Nam, cặp song loan -song lang nhìn nhỏ xíu nhưng rất quan trọng. Song lang-song loan là người Nam Kỳ gọi, chứ người Bắc gọi là cặp sênh, người Huế gọi là sênh tiền hay phách xâu tiền. Ban đầu nó chỉ là hai thanh tre già dùng để đánh nhịp, giữ nhịp và ngắt nhịp trong dàn nhạc. Trong ca trù thì cô ca nương vừa ngồi hát vừa gõ cái sênh. Trong ca Huế thì cái sênh tiền có thêm mấy đồng xu kim loại nghe réo rắc. Vào Nam thì mấy ông sáng chế ra cái song lang dính với nhau. Trong dàn nhạc tài tử hay cải lương thường khi song lang giao cho nhạc sĩ đờn Kìm.Cái song lang nằm dưới chân, vừa đàn vừa đạp nhịp. Trước khi vào hát thì dàn nhạc sẽ hòa đờn lên gọi là rao. Khi các cây đờn trong giàn đờn chấm dứt rao, thì ông đờn kìm cho một tiếng cốc của song lang tức là ra dấu hiệu bắt đâu vào bài. Khi gần kết thúc bài bản nào đó, nhạc sĩ cũng sẽ nhịp thúc song lang 2 cái để ra dấu cho ca sĩ biết mà canh dứt bản nhạc, Trong suốt buổi hòa đờn hay buổi hát, chúng ta sẽ nghe nhiều tiếng cốc cốc nữa, tiếng mộc của song lang làm nổi bật câu đàn, nếu không thì câu đàn nghe khô khan. Cặp song lang đã đi vào đạo Cao Đài thành cặp sanh. Cặp sanh thế cái chuông cái mõ trong tụng kinh của Cao Đài nó ngắt nhịp. Trong dàn đồng nhi đọc kinh của đạo Cao Đài sẽ có một cô cầm cặp sanh là hai miếng cây khô đứng đầu, cô này giữ nhịp cho dàn đồng nhi tụng kinh. Kinh Cao Đài theo hơi xuân và ngắt nhịp 2 (và 4), cứ hết 2 câu là cổ gõ cái cốc, nói chung giữ nhịp lên xuống rất chắc. |
Xem thêm
Thu gọn
Giới thiệu về CÔNG TY TNHH SÁCH VÀ TBGD ONLYGOL......